1:59 - 23/10/2020

Trong một chương trình thời sự, phóng sự luôn giữ vai trò quan trọng. Đó là những thước phim thấm đẫm hơi thở cuộc sống, có sức nặng nề về thông tin và tạo ra những tác động đối với cuộc sống xã hội. Các phóng sự truyền hình có thời gian ngắn, được giới hạn thời gian để đảm bảo tính thời sự, nên việc tổ chức thực hiện làm bộ phim phóng sự là điều không dễ dàng. Vậy làm thế nào để có được thước phim phóng sự truyền hình đảm bảo tính hấp dẫn, có sức lan tỏa rộng trong xã hội? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng KVTV để tìm ra câu trả lời nhé!

Phóng sự truyền hình 

Kinh nghiệm khi quay phóng sự truyền hình

1. Chọn đề tài và xử lý nó

Đề tài phóng sự truyền hình bắt nguồn từ hiện thực đời sống, phản ánh mâu thuẫn trong thực tế. Mâu thuẫn chính là yếu tố cần có đầu tiên của một bộ phim phóng sự. Những phóng sự truyền hình ngắn tốt thường là phóng sự phản ánh một mâu thuẫn nào đó trong xã hội.

2. Cách đặt tên cho phóng sự truyền hình

Tên của phóng sự phải khơi gợi sự tò mò, thu hút sự quan tâm ngay cái nhìn đầu tiên của khán giả. 

VD: Bữa ăn cho học sinh vùng cao cũng bị đánh thuế

VD: Chuyện nghề thu mua phế liệu

3. Kết cấu và thời lượng của phim phóng sự

Thông thường 1 bộ phim phóng sự thường có thời lượng từ 3 – 5 phút 

Quy trình thực hiện phóng sự truyền hình gồm có: 

– Mở đầu: Nêu thực trạng vấn đề mà phóng sự đề cập đến 

– Phần thân: Nguyên nhân của vấn đề đó, cung cấp những số liệu hiểu khán giả hiểu rõ hơn về thực trạng đã được đã đề cập ở phần mở đầu. Kết hợp thêm những lời bình, ý kiến phỏng vấn nhân chứng. Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẩn là do đâu?

– Phần kết: Kết lại bài phóng sự theo hướng mở, đóng, gợi ra những suy nghĩ, dự đoán tình hình,…

4. Khởi đầu phóng sự 

Mỗi phóng viên phải có tính sáng tạo, sự linh hoạt, nhạy bén trong cách thể hiện khi mở đầu cho bài phóng sự. Ngay từ hình ảnh đầu tiên, phóng viên cần đề cập những chi tiết quan trọng nhất

Phóng sự truyền hình 

5. Phỏng vấn trong phóng sự 

Phỏng vấn càng ngắn càng tốt, bạn hãy tìm và đặt ra những câu hỏi để người trả lời đi thẳng vào vấn đề. Như vậy phóng viên sẽ lấy được thông tin trọng tâm 

Thông thường trong 1 phim phóng sự truyền hình ngắn thường có 3-4 câu hỏi, có thể ghép lại với nhau để tăng tính kịch tính, hay đa chiều về thông tin

Phóng sự truyền hình 

6. Khai thác chi tiết để bài phóng sự hấp dẫn 

Sự thành công của bài phóng sự ngắn nằm ở “chi tiết” của nó. Thông thường trong một bài phóng sự có một vài chi tiết, chi tiết này được đặt ở các phần khác nhau tùy thuộc vào ý đồ của tác giản để tạo nên sức hấp dẫn cho phóng sự truyền hình 

7. Lời bình trong phóng sự 

Lời bình là 1 bài văn không hoàn chỉnh, muốn hiểu được hết cần phải xem đoạn phim hoàn thiện 

Để lời bình trong phóng sự truyền hình được tốt nhất, phóng viên cần phải có được tư duy tốt về hình ảnh, lời bình giản dị, dễ hiểu, tùy theo từng vấn đề mà đưa ra lời bình cho phù hợp. Hãy sử dụng những kỹ năng khi viết lời bình như: hài hước, dí dỏm, nghiêm túc, châm biếm, liên tưởng, so sánh, gợi mở, mang đến hiệu quả cao cho bài phóng sự. Tránh dùng những câu từ gay gắt, tỏ ra quan trọng hay phán xét vấn đề đó 

8. Nhân vật trong phim phóng sự 

Nhân vật chính là người dẫn dắt toàn bộ câu chuyện. Một phóng sự truyền hình ngắn hay, hấp dẫn là khi có nhân vật, có người thật tham gia. Hình ảnh nhân vật luôn xuất hiện xuyên suốt phóng sự 

9. Phần kết của phóng sự 

Kết thúc như thế nào để phóng sự truyền hình đọng lại trong tâm trí khán giả?

Có 2 cách kết thúc là mở và đóng, nhưng hầu hết phóng viên đều sử dụng kết mở

Kết mở là khép lại phóng sự theo hướng mở ra một hướng giải quyết mới, gợi sự suy ngẫm cho khán giả

Không nên kết dưới dạng câu hỏi như: Tại sao? Có lẽ? Điều này sẽ thể hiện sự mong lung của phóng viên 

10. Thông điệp của phim 

Phóng sự có tính chiến đấu cao trong các bản tin hay thời sự hàng ngày, từ đó truyền tải thông điệp đến khán giả

Các dạng phim phóng sự phổ biến hiện nay

Phóng sự sự kiện: dựa theo tiến triển của sự kiện để phản ánh, đáp ứng tính thời sự 

Phóng sự vấn đề: Phản ánh những vấn đề mới mang tính thời sự đang thu hút sự quan tâm của dư luận 

Phóng sự chân dung: Dựa vào bối cảnh, hoàn cảnh để xây dựng ra một chân dung, phản ánh hiệu quả, nổi bật về tính cách, một hình tượng tiêu biểu nào đó 

Phóng sự truyền hình 

USA Pain Center – Thành Công Quay Phim Phóng Sự Giới Thiệu Về Phòng Khám

Địa điểm quay phim phóng sự tại TPHCM 

Nếu bạn đang cần tìm địa điểm quay phim phóng sự truyền hình tại TPHCM, hãy tham khảo dịch vụ tại KVTV

KVTV là công ty chuyên quay phim phóng sự doanh nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm tại TPHCM . KVTV là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ quay phim, chụp hình, sự kiện, hội nghị, du lịch teambuilding cho các doanh nghiệp. KVTV là nơi tập hợp các biên tập, đạo diễn, nhà sản xuất, quay phim chuyên nghiệp với bề dày kinh nghiệm làm phim phóng sự. Chúng tôi sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của bạn trở nên nổi bật thông qua những phương thức sản xuất đạt chuẩn quốc tế với trang thiết bị hiện đại 

>>> KVTV vừa triển khai dự án Quay phim du lịch team building cho Huỳnh Lai – Đơn vị chuyên cung cấp thiết bị đóng cắt nổi tiếng tại TP.HCM

Có thể bạn quan tâm >>

Truyền Hình KVTV – Đơn Vị Hàng Đầu Trong Lĩnh Vực Tổ Chức Sự Kiện

Lựa Chọn Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Truyền Hình Chất Lượng Tốt Nhất

Truyền Hình KVTV

Trụ sở: 32/18A, đường số 9, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP.HCM

Điện thoại: 0826626888 – 0919.288.168

Chi nhánh khu vực phía Bắc

Tầng 2, Tòa nhà 72C Nguyễn Khang, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Giám đốc CN: Lương Thị Kim Xuân / Hotline: 0912.045.763

Chi nhánh miền Trung

115 Hai Bà Trưng – Đồng Hới – Quảng Bình

Giám đốc CN: Võ Quý Quốc / Hotline: 0934.868.698 – 0912.791.771

Chuyên mục: KINH DOANHTin nổi bậtTin Tức

Tag: Đề tài phóng sự truyền hình, lời bình trong phóng sự truyền hình, phóng sự truyền hình ngắn hay, Quy trình thực hiện phóng sự truyền hình,

Liên hệ trên Zalo